PaidVerts

GIỚI THIỆU

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Cách sống sót sau thảm họa ?


Đôi khi chúng ta tập trung quá nhiều cho công việc nhưng lại quên đi những kỹ năng thiết yếu để tồn tại và phát triển trong môi trường tự nhiên. Mình mong muốn qua chuyên mục mới này, các bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích để tồn tại và giúp đỡ những người xung quanh vượt qua những biến cố như hỏa hoạn, động đất, sóng thần...
Khi động đất, trẻ em Nhật bản biết cách nấp dưới bàn. Một cô bé đã cứu sống hàng trăm người trên bãi biển Ấn Độ khi sóng thần sắp ập đến nhờ những dấu hiệu nhận biết mà cô học được. Một thanh niên người Mỹ biết cách phủ khăn ướt và cứu thoát những nạn nhân ra khỏi cơn hỏa hoạn, trong khi những người khác chỉ biết đứng nhìn...

Bạn làm gì để tránh phơi nhiễm phóng xạ?

Nỗi lo lắng của những người đang trú ẩn ở Fukushima (Nhật Bản), nơi vừa xảy ra 3 vụ nổ tại ba lò phản ứng hạt nhân đang tăng lên. Dưới đây là 5 sự thực sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc phơi nhiễm phóng xạ, do tiến sĩ Richard Besser đưa ra trên ABC:


Khi có tình huống khẩn cấp về phóng xạ, bạn nên ẩn náu ở sâu, kín nhất có thể, chẳng hạn dưới hầm, trong phòng kín, chất nhiều đồ đạc bên ngoài. Với mỗi centimet dày hơn, lớp chắn này sẽ bảo vệ bạn tốt hơn khỏi nguy cơ chết người. Ảnh: ki4u. com.
- Phóng xạ vẫn phát sinh trong môi trường tự nhiên, và gần như có mặt ở khắp nơi trên trái đất. Nhiệt độ, ánh sáng và vi sóng đều giải phóng ra một vài dạng bức xạ. Urani, thori và radi vẫn thường phát xạ tự nhiên trong lớp đất trên bề mặt. Chúng ta hàng ngày vẫn tiếp xúc với dạng phóng xạ này song nó thường không bị xem là nguy hiểm.

- Cơ thể chúng ta luôn phải tiếp xúc với một lượng nhỏ phóng xạ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh dịch Mỹ, khoảng 80% sự tiếp xúc này đến từ các nguồn tự nhiên, và 20% còn lại từ các nguồn phát xạ nhân tạo, chủ yếu là chụp X quang. Nhìn chung, các nhà khoa học không tìm thấy lượng phóng xạ mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày gây ra nguy hiểm gì.

- Trong một vụ nổ hạt nhân, mọi người tiếp xúc với một lượng lớn phóng xạ trong một thời gian ngắn và có thể xuất hiện hội chứng nhiễm xạ cấp tính (ARS). Trong vòng vài tiếng đầu sau khi tiếp xúc, người nhiễm xạ có thể thấy buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và da bị xạm đen. Qua thời gian, phóng xạ có thể gây hủy hoại tủy xương và gây ra chảy máu trong cũng như các bệnh nhiễm trùng khác. Hầu hết những người không hồi phục được sau cơn ARS sẽ chết trong vòng vài tháng.

- Chính quyền địa phương nên có kế hoạch trong trường hợp có sự cố khẩn cấp về phóng xạ. Hãy tìm đọc để hiểu kỹ kế hoạch chuẩn bị khẩn cấp này và có lộ trình sơ tán hợp lý.

- Trong tình huống khẩn cấp về phóng xạ, chẳng hạn lo ngại sẽ có một vụ nổ hạt nhân, bạn được khuyến cáo nên tạo ra "nơi trú ẩn tại chỗ". Điều đó có nghĩa là bạn nên ở trong nhà hoặc công sở, hoặc một khu vực phòng kín. Để giúp cho nơi trú ẩn của mình an toàn hơn, bạn nên: Đóng và khóa tất cả các cửa ra vào và cửa sổ; Tắt quạt, điều hòa không khí hoặc bất kỳ thiết bị nào làm cuộn khí từ ngoài vào; Chui xuống hầm hoặc vào phòng hẹp; Bật radio để nghe xem các bản tin mình phải làm gì.

Uống gì để phòng nhiễm phóng xạ?
Người dân trên quần đảo Nhật Bản, đang đối mặt với mối đe dọa bị nhiễm phóng xạ. Nhà chức trách đã phát ngay cho mọi người trong vùng nguy cơ viên nén i-ốt kali. Tại sao họ lại dùng nó để phòng nhiễm phóng xạ?
Theo hướng dẫn trên tờ doctissimo (Pháp), I-ốt là một phương thức phòng ngừa ung thư tuyến giáp.

Ngay khi một lò phản ứng hạt nhân gặp sự cố, giống như thảm họa mới xảy ra tại Nhật, một lượng lớn phóng xạ có thể thoát ra ngoài.

Lượng phóng xạ này xuất hiện dưới dạng i-ốt phóng xạ, và sẽ ảnh hưởng đến dân cư xung quanh khu vực bị nhiễm xạ. Loại i-ốt độc hại này có xu hướng đọng lại ở tuyến giáp, do vậy làm tăng nguy cơ xuất hiện hạch tuyến giáp cũng là các tế bào ung thư. Hoặc ung thư tuyến giáp cũng có thể xảy ra do triệu chứng suy chức năng của tuyến.

Khi đó, việc dùng ngay viên nén i-ốt kali sẽ cho phép giảm nguy cơ nhiễm i-ốt phóng xạ: I-ốt kali sau khi uống sẽ đọng lại trên tuyến giáp, làm bão hòa khả năng hấp thụ của cơ quan này và ngăn cản i-ốt độc hại (phóng xạ) đọng lại trên tuyến giáp.


Khi uống I-ốt kali sẽ đọng lại ở tuyến giáp. Khi I-ốt phóng xạ xâm nhập vào cơ thể, sẽ không bị đọng lại và bị đào thải khỏi cơ thế. Ảnh: doctissimo.fr.
Vậy cần dùng với liều lượng bao nhiêu?

I-ốt phòng ngừa ở dạng viên nén i-ốt kali (iodure de potassium), phải uống ngay lập tức sau khi biết khu vực sống bị nhiễm phóng xạ.


Cách xử trí khi có sự cố phóng xạ

Bạn làm gì nếu biết nơi mình ở có phóng xạ? Hoảng loạn, tung tin đồn không phải là giải pháp; mà phải bình tĩnh làm theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Để tránh nhiễm xạ trong, có thể đeo găng tay, khẩu trang...
Dưới đây là những hướng dẫn xử trí cho người dân do Chính phủ Nhật đưa ra, được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KH&CN) dịch ra tiếng Việt.


Khi có sự cố hạt nhân (tức là có sự rò rỉ phóng xạ khỏi cơ sở hạt nhân), để bảo vệ cơ thể mình khỏi nhiễm xạ ngoài, bạn cần:
- Bảo vệ bằng khoảng cách (tránh càng xa nguồn phóng xạ càng tốt)
- Bảo vệ bằng thời gian (thời gian tiếp xúc phóng xạ càng ngắn càng tốt)
- Bảo vệ bằng che chắn (trú ẩn vào các tòa nhà bằng bê tông)

Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ trong, bạn nên:

- Tránh việc hít phải chất phóng xạ (đeo mặt nạ, khẩu trang hoặc găng tay)
- Tránh việc hấp thụ các chất phóng xạ (không uống hoặc ăn nước và thức ăn nhiễm xạ)


Tùy thuộc vào số lượng, phóng xạ có thể gây hại cho sức khỏe con người. Trên hình là các nguồn phóng xạ tự nhiên mà con người nhận được mỗi năm. Trong các loại vật liệu thì chì có tác dụng ngăn cản tia phóng xạ tốt nhất.

Nếu được yêu cầu trú ẩn trong nhà, bạn cần chạy vào tòa nhà, công sở nơi gần nhất, và thực hiện các yêu cầu như trên hình để đảm bảo an toàn tối đa.

Nếu được yêu cầu sơ tán, bạn cần bình tĩnh cho việc này và làm theo các chỉ dẫn như hình vẽ trên. Hãy chắc chắn là bạn đã mang theo thiết bị cần thiết và những thứ quý giá như đài phát thanh, đèn pin, tiền mặt, sổ tiết kiệm, con dấu, quần áo để thay, khẩu trang, khăn tay, thức ăn đồ uống.

Nếu đã bị phơi nhiễm phóng xạ, bạn phải rửa và làm sạch nếu thấy cần thiết, đề nghị được kiểm tra mức độ phơi nhiễm. Các chuyên gia sẽ giúp bạn.

Bảo vệ tuyến giáp trước hiểm họa nhiễm xạ

Tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng khi nhiễm xạ. Nhiễm xạ có thể xảy ra do quá trình điều trị bệnh bằng tia xạ hoặc khi có tình trạng rò rỉ iod phóng xạ (I-131) sau các sự cố hạt nhân.
Thời điểm phát bệnh



Nhiễm xạ gây ra nhiều bệnh lý khác nhau trên tuyến giáp, bao gồm suy giáp, nhân giáp và ung thư tuyến giáp. Tuyến giáp trẻ em đặc biệt nhạy cảm với tia xạ hơn tuyến giáp người lớn. Khi nhiễm xạ, nạn nhân dễ mắc bệnh tuyến giáp, nếu: tuổi càng trẻ (tuy nhiên, nhiễm xạ sau tuổi 20, nguy cơ mắc bệnh tương tự nhau ở mọi lứa tuổi), mức độ nhiễm xạ càng nhiều. Thời gian mắc bệnh tuỳ loại:

Suy giáp: có thể xuất hiện vài tháng hay vài năm sau quá trình xạ trị. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều xảy ra sau 2-3 năm sau xạ trị.

Bướu giáp nhân: các nhân giáp xuất hiện khi các tế bào tuyến giáp tăng trưởng dạng cục trong tuyến giáp. Nhân giáp thường phát hiện sau vài năm (thông thường là 8 đến 12 năm sau xạ trị), khi bác sĩ thăm khám vùng cổ và vùng tuyến giáp, hoặc sau khi siêu âm vùng này.

Ung thư tuyến giáp: ung thư tuyến giáp có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên tuyến giáp trong vòng 5 đến 20 năm sau xạ trị, thông thường là mười năm. Khoảng 90% người bệnh vẫn sống khi mắc ung thư tuyến giáp.

Vì bệnh lý tuyến giáp có thể xảy ra nhiều năm sau nhiễm xạ nên bệnh nhân cần theo dõi suốt đời. Nạn nhân phơi nhiễm iod phóng xạ sau thảm hoạ hạt nhân mà không bị ung thư tuyến giáp, vẫn có nguy cơ mắc bệnh và phải tiếp tục theo dõi.

Làm sao phát hiện bệnh?

Suy giáp có thể phát hiện bằng xét nghiệm máu. Người bệnh có thể có hoặc không có triệu chứng suy giáp. Bướu giáp nhân cũng có thể phát hiện khi khám vùng cổ hoặc phát hiện dưới siêu âm. Ung thư tuyến giáp gặp trong 15 - 35% các nhân giáp xuất hiện sau giai đoạn xạ trị hay nhiễm xạ lúc nhỏ. Ung thư tuyến giáp có thể được xác định bằng chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ trên nhân giáp.

Suy giáp dễ điều trị bằng nội tiết tố tuyến giáp giống như điều trị suy giáp do nguyên nhân khác. Cần theo dõi kỹ những người nhiễm xạ có nhân giáp. Nên xét nghiệm tế bào qua chọc hút bằng kim nhỏ vào các nhân giáp để loại trừ ung thư tuyến giáp. Rất ít khi phải dùng thuốc có nội tiết tố tuyến giáp để ngăn nhân giáp phát triển. Và cho dù dùng thuốc, người bệnh vẫn cần theo dõi định kỳ. Khi đã xác định ung thư trên một nhân giáp người nhiễm xạ trước đây, cách điều trị cũng giống như ở người bệnh ung thư tuyến giáp khác. Thường phẫu thuật cắt tuyến giáp, sau đó tuỳ trường hợp, có thể phối hợp với thuốc có chứa iod phóng xạ và nội tiết tố tuyến giáp.

Không phải tất cả trường hợp nhiễm phóng xạ có iod đều gây ung thư tuyến giáp. Nguy cơ này sẽ giảm thấp khi qua độ tuổi 40.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhất

Tuyến giáp hấp thu iod từ dòng máu, cần iod để tạo nội tiết tố tuyến điều hoà năng lượng và chuyển hoá trong cơ thể. Tuyến giáp không thể phân biệt iod bền vững (iod thường) với iod phóng xạ nên sẽ hấp thu cả hai loại này. Hầu hết các vụ nổ hạt nhân đều phóng thích phóng xạ. Khi tế bào tuyến giáp hấp thu quá mức iod phóng xạ, có thể tạo ra ung thư tuyến giáp. Đây có lẽ là loại ung thư duy nhất có tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo sau sự cố rò rỉ iod phóng xạ.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhất. Nguy cơ này giảm thấp khi qua độ tuổi 40.

Có thể sử dụng chất Potassium iod (viết tắt KI) để bảo vệ tuyến giáp chống lại sự nhiễm iod phóng xạ. Sau thảm hoạ hạt nhân Chernobyl năm 1985, những hướng gió khác nhau thổi những đám mây phóng xạ đi khắp châu Âu. Có khoảng 3.000 người nhiễm phóng xạ bị ung thư tuyến giáp. Nạn nhân hầu hết là nhũ nhi và trẻ nhỏ sống ở Ukraine, Belarus, Nga. Lúc đó, Ba Lan (tiếp giáp với Belarus và Ukraine) đã dùng KI cho mọi người dân và không thấy gia tăng tỷ lệ mắc bệnh này.

Khi có sự cố rò rỉ phóng xạ, cơ quan chuyên trách địa phương thường khuyến cáo mọi người nên rời khỏi khu vực có sự cố hạt nhân càng sớm càng tốt. Ngoài cách ly, di cư, không ăn thức ăn, không uống sữa cũng như nước… cần dùng thêm KI để hỗ trợ tuyến giáp tránh bị nhiễm iod phóng xạ. Do sự phóng thích hạt nhân không thể kiểm soát được và tình trạng ách tắc giao thông sẽ làm chậm trễ việc cách ly phóng xạ, nên mọi người cần uống KI trước khi di cư, theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương. Việc phân phối KI nên giới hạn trong khoảng cách từ 16-32km.

Không ai đoán được các đám mây iod phóng xạ đi xa đến đâu và một sự cố hạt nhân sẽ xa bao nhiêu. Sau vụ Chernobyl, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn dự đoán và ở xa hơn 300km so với trung tâm sự cố hạt nhân. Hiện ở nhiều nước người ta không chỉ dự trữ mà còn phân phối sẵn KI cho cộng đồng. Trong thảm hoạ hạt nhân bất ngờ, lợi ích của KI được chấp nhận vượt xa nguy cơ khi dùng.

Lưu ý, không phải tất cả trường hợp nhiễm phóng xạ có iod đều gây ung thư tuyến giáp. Chỉ có cơ quan y tế mới có thể xác định các loại đồng vị phóng xạ phóng thích ra trong vụ nổ hạt nhân và nếu iod phóng xạ phóng thích, thì khi nào nên uống KI, uống trong thời gian bao lâu. Vậy nên mọi người cần tránh tùy tiện sử dụng chất này.

Trà, đậu xanh phòng chống nhiễm phóng xạ

Để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân trước nguy cơ nhiễm phóng xạ, đông dược có một số bài thuốc đơn giản nhưng rất hữu ích bạn nên áp dụng.
Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng cho thấy, có khá nhiều vị thuốc đông y có công dụng này ở các mức độ khác nhau, trong đó đặc biệt phải kể đến các dược thảo rất thông dụng trong đời sống và hoạt động kê đơn bốc thuốc hàng ngày như: lá tràm, tam thất, nhân sâm, nấm linh chi, hoàng kỳ, hoa hòe, đương quy, đan sâm, kỷ tử, thục địa, xuyên khung, nhục quế, sa sâm, đông trùng hạ thảo, ao giao, sài hồ, côn bố, hải tảo (tảo biển), tô tử, trư linh, lô hội (nha đam), ô mai, mộc nhĩ, đậu xanh…

Để phòng chống nhiễm phóng xạ, có thể sử dụng các dược liệu này theo phương thức độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác trong các bài thuốc cổ hay các bài thuốc kê đơn theo nguyên tắc biện chứng luận trị dưới dạng cổ truyền như thuốc sắc, thuốc hoàn, thuốc bột, trà dược, rượu thuốc, món ăn – bài thuốc… hoặc các dạng được bào chế theo công nghệ hiện đại như trà tan, trà nhúng, viên nang, viên nén, siro…

Dưới đây, xin được giới thiệu một số cách dùng đơn giản và thông dụng:

- Nên sử dụng nước trà hàng ngày, đặc biệt là nước trà tươi và liều lượng không hạn chế.

- Đan sâm 300g, tam thất 100g, hai thứ sấy khô, sao qua, tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi ngày uống 10g chia 2 lần với nước ấm.


Nên sử dụng nước trà hàng ngày, đặc biệt là nước trà tươi (nguồn ảnh: internet)

- Nhân sâm 100g, hoàng kỳ 100g, đương quy 100g, sấy khô, sao qua, tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g.

- Đậu xanh để cả vỏ 50g, gạo tẻ 100g, hai thứ ninh nhừ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.

- Mộc nhĩ đen 60g một nửa sao cháy, một nửa sao khô; vừng đen 15g (sao thơm). Tất cả tán vụn, trộn đều, mỗi ngày lấy 6g hãm với 120ml nước sôi, uống thay trà.
- Lô hội 100g, rửa sạch, nghiền nhỏ, vắt lấy nước cốt uống hàng ngày. Người tỳ vị hư hàn, hay bị đi lỏng và rối loạn tiêu hóa thì không nên dùng bài này.

- Hải tảo 20g, cam thảo 4g, côn bố 20g, ba thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà cả ngày.

- Nấm linh chi 200g, sấy khô tán vụn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày lấy 5g hãm với nước sôi trong 15 phút uống cả nước và cái.

- Thịt vịt 200g đem hầm với 3g đông trùng hạ thảo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần.

- Hoa hòe 20g, trà 10g, hai thứ hãm với nước sôi, uống trong ngày.


Hoa hòe khô (nguồn ảnh: internet)

- Kỷ tử 30g hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

- Hoàng kỳ 300g, kê huyết đằng 300g, phá cố chỉ 200g, thỏ ty tử 200g, đương quy 200g, kỷ tử 200g, trần bì 150g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 – 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, tối đa có thể dùng 60g mỗi ngày.

- Sinh hoàng kỳ 250g, đằng sâm 250g, bạch truật 250g, bạch linh 250g, phá cố chỉ 300g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

- Nữ trinh từ 100g, kỷ tử 100g, thái tử sâm 100g, kê huyết đằng 150g. Các vị sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 45g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Ngoài ra, cần chú ý ăn nhiều rau quả tươi có chứa nhiều lycopene như cà chua, dưa hấu…, chứa nhiều vitamin C và E như các loại đậu, dầu thực vật, cà rốt, cam, quýt, bưởi... để tăng cường khả năng chống oxy hóa và chống nhiễm phóng xạ cho cơ thể.





Cách sống sót sau động đất?

Những thông tin sau sẽ hữu ích cho bạn khi gặp phải trận động đất.
Tôi tên là Doug Copp. Tôi là Đội trưởng đội cứu nạn (Rescue Chief and Disaster Manager) thuộc tổ chức American Rescue Team International (ARTI), đội cấp cứu giàu kinh nghiệm nhất thế giới. Thông tin trong bài báo này sẽ cứu nhiều sinh mệnh trong một trận động đất.

Tôi đã trườn, bò trong 875 toà nhà đă bị đổ sập, làm việc với các đội cấp cứu từ 60 nước, thành lập các đội cấp cứu tại một số nước, và tôi là thành viên của nhiều đội cấp cứu của nhiều nước.

Tôi đã là một chuyên gia Liên Hợp Quốc về khắc phục thảm hoạ (Disaster Mitigation) trong 2 năm. Tôi đã làm việc tại tất cả các thảm hoạ trên thế giới từ năm 1985, trừ những thảm hoạ xảy ra đồng thời.

Toà nhà đầu tiên tôi đã từng trườn bò trong đó là nơi đã là một trường học ở Thủ độ Mexico trong trận động đất năm 1985. Mỗi đứa trẻ đều đang ở dưới bàn của nó. Mỗi đứa trẻ đã bị nghiền nát tận xương. Lũ trẻ có thể đã sống sót bằng cách nằm dài bên cạnh bàn học của chúng trên các lối đi. Điều đó thật là bẩn thỉu, vô lương và tôi đã băn khoăn tại sao lũ trẻ đã không ở trên các lối đi. Lúc đó tôi đã không biết là lũ trẻ được nói cần ẩn náu dưới cái ǵì đó.



Các cách nên và không nên khi tránh động đất

Đơn giản mà nói, khi các toà nhà sụp đổ, sức nặng của trần rơi trên các đồ đạc bên trong nghiền nát các vật này, để lại một khoảng trống ngay cạnh chúng. Khoảng trống này là cái mà tôi gọi là "tam giác của sự sống". Vật càng lớn, nó sẽ kết khối càng rắn chắc và nhỏ. Vật kết khối càng nhỏ th́ì khoảng trống càng lớn, khả năng càng lớn là người sử dụng khoảng trống để an toàn sẽ không bị thương. Lần tới khi bạn xem một toà nhà sụp đổ, trên tivi, hảy đếm "các tam giác" được h́ình thành mà bạn thấy. Chúng có ở mọi nơi. Nó có h́ình dạng chung nhất, bạn sẽ thấy trong các toà nhà bị đổ sập.

Lời khuyên an toàn khi xảy ra động đất

1) Hầu hết những người chỉ đơn giản "cúi đầu xuống và ẩn náu" KHI CÁC TOÀ NHÀ SỤP ĐỔ bị nghiền nát đến chết. Những người chui xuống các vật như bàn làm việc hay ô tô, bị nghiền nát.

2) Các con mèo, chó và trẻ nhỏ thường cuộn tṛòn một cách tự nhiên trong tư thế bào thai.Bạn cũng nên như vậy trong một trận động đất. Nó là một bản năng sống sót/an toàn tự nhiên.

Bạn có thể sống sót trong một khoảng trống nhỏ hơn. Hãy đến cạnh một vật, cạnh một cái tràng kỷ, cạnh một vật to lớn đồ sộ mà sẽ bị bẹp nhẹ nhưng để lại một khoảng trống cạnh nó.



Cách nằm để tránh động đất

3) Các toà nhà gỗ là những loại nhà an toàn nhất để ẩn náu trong một trận động đất. Gỗ linh hoạt và di động theo các sức mạnh của trận động đất. Nếu toà nhà gỗ sụp đổ, các khoảng trống an toàn lớn sẽ được tạo ra. Cũng vậy, các toà nhà gỗ có sức nặng tập trung, phá huỷ ít hơn. Các toà nhà gạch sẽ đổ đến từng viên gạch. Các viên gạch sẽ gây ra nhiều vết thương nhưng các cơ thể bị đè nén ít hơn là các tấm bê tông.

4) Nếu bạn đang trong giường trong đêm và một trận động đất xảy ra, đơn giản là lăn khỏi giường.

Một khoảng trống an toàn sẽ tồn tại gần giường. Các khách sạn có thể có được tỷ lệ sống sót cao hơn trong động đất, đơn giản bằng việc dán một dấu hiệu phía sau cửa của mỗi pḥòng báo cho những người thuê pḥòng nằm xuống sàn, ngay cạnh giường trong một trận động đất.

5) Nếu một trận động đất xảy ra và bạn không thể trốn thoát dễ dàng bằng cách qua cửa lớn hoặc cửa sổ, hãy nằm xuống và cuộn tṛòn trong tư thế bào thai ngay cạnh một ghế tràng kỷ hay một ghế lớn.

6) Hầu hết những người đứng dưới ô cửa khi các toà nhà sụp đổ sẽ bị chết. Như thế nào? Nếu bạn đứng dưới ô cửa và rầm cửa rơi xuống phía trước hay phía sau bạn sẽ bị nghiền nát bởi trần nhà phía trên. Nếu rầm cửa rơi xuống bên cạnh, bạn sẽ bị cắt làm đôi bởi ô cửa. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ bị chết!



Động đất phá hủy với tốc độ kinh hoàng (Ảnh minh họa)

7) Không bao giờ được đi vào cầu thang.

Các cầu thang dao động riêng rẽ với các phần chính của toà nhà. Các cầu thang và phần cọ̀n lại của toà nhà tiếp tục va đập vào nhau cho đến khi cấu trúc cầu thang gãy. Những người đi vào cầu thang trước khi chúng găy bị băm nhỏ bởi các mặt cầu thang – kinh khủng gấp bội. Thậm chí nếu toà nhà không sụp đổ, hãy tránh xa cầu thang. Các cầu thang là phần của toà nhà có thể bị hư hại nhiều nhất. Thậm chí nếu các cầu thang không bị sụp đổ bởi động đất, chúng có thể sụp đổ sau đó khi bị quá tải bởi những người bỏ chạy. Luôn luôn nên kiểm tra cầu thang xem có an toàn không, thậm chí khi phần c̣òn loại của toà nhà không bị thiệt hại.

8) Hãy ra gần tường ngoài của toà nhà hay là bên ngoài toà nhà nếu có thể - Tốt hơn nhiều là ở gần bên cạnh của tòa nhà hơn là ở bên trong. Bạn càng ở xa bên trong tòa nhà th́ì đường thoát chạy của bạn sẽ bị chặn lại càng có khả năng xảy ra.

9) Những người ở bên trong các phương tiện giao thông của họ cũng bị nghiến nát khi con đường ở bên trên rơi xuống trong một trận động đất và nghiền nát xe của họ; đó chính xác là điều đă xảy ra với các tấm bê tông giữa các tấm sàn của xa lộ Nimitz. Các nạn nhân của trận động đất San Francisco đều ở bên trong xe của họ. Tất cả đều bị chết. Họ có thể đă sống sót dễ dàng nếu thoát ra và ngồi gần (nhưng không chạm vào) xe của họ. Mỗi người bị chết có thể đã sống nếu họ có thể thoát ra khỏi xe và ngồi hoặc nằm gần xe. Tất cả các xe bị nghiến nát đều có khoảng trống cao 3 feet ngay cạnh chúng, trừ các ô tô bị các cột rơi trực tiếp vắt chéo ngay cạnh.

10) Tôi đã phát giác ra, trong khi trườn ḅò bên trong các toà báo và các cơ quan có nhiều giấy tờ khác bị sập, rằng giấy tờ không bị bẹp. Những khoảng trống lớn được thiết lập quanh những đống giấy.

Cẩm nang tồn tại khi động đất


Bạn sẽ làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình mình khi có động đất xảy ra? Để giúp độc giả có thêm thông tin kỹ năng thoát hiểm, hai bạn Nguyễn Tuấn – Trần Thị Thúy Nga đã chia sẻ bài dịch từ Cẩm nang hướng dẫn của Nhật.
Hãy ghi nhớ 10 điều sau để giúp bạn bình tĩnh trong khi động đất xảy ra:

Nguyên tắc 1: Bảo vệ bản thân và gia đình mình !
Những sự rung lắc mạnh đầu tiên của trận động đất chỉ diễn ra trong một vài phút. Hãy nấp dưới những cái bàn vững chắc như bàn ăn, bàn làm việc… để chống đỡ và bảo vệ đầu mình khỏi những đồ vật rơi xuống.


Nguyên tắc 2: Ngắt các nguồn ga, lò sưởi dầu… ngay khi bạn cảm thấy động đất, nếu lửa bùng ra, cần dập tắt nhanh chóng !

Hành động nhanh của bạn khi dập lửa sẽ ngăn ngừa những thảm họa lớn. Hãy tạo thành thói quen tắt nguồn ga thậm chí cả trong những trận động đất nhỏ.


Nguyên tắc 3: Tránh việc vội vã đi ra khỏi nhà của mình !

Thật nguy hiểm để vội vã ra khỏi nhà. Kiểm tra cẩn thận tình hình xảy ra xung quanh mình và cố gắng hành động một cách bình tĩnh.


Nguyên tắc 4: Mở cửa để đảm bảo lối thoát!

Đặc biệt trong những căn hộ bê tông cốt sắt, cửa có thể bị biến dạng do động đất mạnh và không thể mở ra, bạn có thể bị nhốt ở trong phòng. Để tránh tình trạng trên, phải mở cửa ngay lập tức để đảm bảo đường thoát ra ngoài.


Nguyên tắc 5: Khi ở ngoài trời, bảo vệ đầu và tránh xa khỏi những vật gây nguy hiểm.

Nếu bạn gặp phải động đất khi đang ở ngoài trời, bạn nên bảo vệ mình khỏi những khối tường bê tông đổ xuống và các đồ vật rơi xuống như các bộ phận của cửa sổ, các biển tên cửa hàng, biển quảng cáo. Trú ẩn tại tòa nhà an toàn hoặc nơi có không gian ngoài trời rộng.


Nguyên tắc 6: Nếu bạn ở cửa hàng lớn, siêu thị, rạp hát hoặc các địa điểm tương tự, theo sự chỉ dẫn của nhân viên.[/RIGHT]

Ở những nơi đông người, một vài người có thể hoảng sợ. Tránh để bị hốt hoảng theo và cần bình tĩnh.


Nguyên tắc 7: Đỗ xe vào sát lề đường, Việc lái xe có thể bị cấm tại một số khu vực.

Lái xe vì những việc cá nhân, ích kỷ làm cho sự hỗn loạn trở nên tồi tệ hơn. Lắng nghe đài để có hành động phù hợp.


Nguyên tắc 8: Cẩn thận đá rơi, lở đất và sóng thần.

Tại những nơi có nguy hiểm vì đá rơi, lở đất và sóng thần, tìm nơi trú ẩn ở vị trí an toàn ngay.


Nguyên tắc 9: Di chuyển đến nơi trú ẩn bằng cách đi bộ hơn là đi xe ôtô, và chỉ mang theo những vật cần thiết

Lái xe ôtô có thể gây ra tắc đường và gây trở ngại cho xe cứu hỏa và các hoạt động cứu viện cho người bị nạn. Vì vậy di chuyển đến nơi trú ẩn bằng cách đi bộ thay vì đi ôtô. Khi di chuyển, chỉ mang theo những vật bạn cần.


Nguyên tắc 10: Tránh việc hiểu nhầm vấn đề vì tin đồn sai, cố gắng thu thập và hành động theo những thông tin đúng.

Trong thảm họa con người thường có khuynh hướng hiểu nhầm vấn đề vì tin đồn sai và những thông tin không chính xác. Cố gắng có được thông tin chính xác được cung cấp bởi các phương tiện thông tin đại chúng, chính quyền sở tại, trạm cứu hỏa và cảnh sát.


Ứng phó khi gặp động đất

Đừng để chuyến du lịch của bạn trở thành ác mộng vì chính sự lung túng và hoảng loạn của bản thân khi gặp động đất,



Tình huống này có lẽ khá đặc biệt nhưng không phải là không có khả năng xảy ra trong chuyến du lịch của bạn. Câu hỏi đặt ra là nên xử lí thế nào khi gặp phải động đất? Dưới đây là 1một số lời khuyên của Trung tâm Quản lý tình huống khẩn cấp của Mỹ.

Ở trong phòng

Chui xuống gầm một chiếc bàn vững chắc, chờ cho đến khi mặt đất ngừng rung chuyển. Nếu ở gần bạn không có chiếc bàn nào, hãy dùng tay ôm lấy mặt, đầu và ngồi vào một góc nhà; Tránh xa cửa kính, gương, cửa ra vào và bất cứ vật gì có thể đổ; Nếu đang ở trên giường, hãy ở nguyên tại đó, bảo vệ đầu bằng một chiếc gối; Ở trong nhà cho đến khi mặt đất ngừng rung và khi bạn biết chắc rằng ra ngoài là an toàn; Không sử dụng thang máy.

Ở ngoài trời

Bạn tuyệt đối không nên chạy vào trong nhà, tránh xa các cột đèn đường hay dây điện và ở nguyên ngoài trời cho đến khi mặt đất ngừng rung. Mối nguy cơ lớn nhất xuất phát từ chính cửa ra vào các tòa nhà và các bức tường bên ngoài. Mặt đất rung chuyển rất hiếm khi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong. Phần lớn thương vong do động đất xuất phát từ tường đổ, gương kính vỡ, các vật rơi xuống đất.

Nếu đang trên xe ô tô

Ngừng xe ngay lập tức ở vị trí cho phép và ở lại trong xe. Tránh đỗ xe ở dưới hoặc gần các tòa nhà, cây cối, các cây cầu bắc qua đường, đường dây điện. Di chuyển cẩn trọng sau khi mặt đất ngừng rung chuyển. Tránh các con đường, cầu, dốc bị động đất gây hư hại.

Nếu bị mắc kẹt dưới đống đổ nát

Không bật diêm hay hộp quẹt; Không di chuyển hoặc làm tung bụi lên mù mịt; Che miệng bằng khăn tay hoặc một mảnh vải; Gõ vào một đường ống hoặc mảnh tường để nhân viên cứu hộ có thể xác định vị trí bạn bị mắc kẹt. Hô lớn chỉ là giải pháp cuối cùng.

Nếu đang ở trong siêu thị đông người

Không nên đổ xô đến lối ra. Tránh xa những kệ hàng chứa các vật dễ rơi.

Nếu đang ở trong sân vận động hoặc rạp hát

Ngồi lại trong ghế, dùng tay bảo vệ đầu. Đừng nên di chuyển cho đến khi hết chấn động. Nếu thấy mọi thứ đã ổn, rời khỏi đó một cách trật tự.

Nên chuẩn bị đối phó với dư chấn và ý thức trong đầu nơi mình sẽ ẩn nấp khi có dư chấn. Dư chấn có thể xảy ra theo sau động đất vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Kiểm tra thử có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nguy hiểm khác.

3 yếu tố giúp giảm nhiễm xạ

Ba yếu tố cần nhớ để giảm liều bức xạ nhiễm vào cơ thể là khoảng cách, mức độ che chắn và thời gian.


Khoảng cách: Hãy ở càng xa nguồn phóng xạ càng tốt. Nếu có lệnh sơ tán, cần đóng kín cửa ô tô, lỗ thông hơi, sử dụng không khí tuần hòan. Đổ đầy xăng và kiểm tra động cơ xe bởi vì khi thảm họa xả ra, các máy bơm xăng sẽ bị vô hiệu hóa.

Mức độ bảo vệ khỏi nhiễm xạ thấp nhất khi ở ngoài trời, và tốt nhất là ở dưới hầm ngầm


Sự che chắn. Ở trong nhà kín khi vụ nổ diễn ra sẽ tốt hơn. Càng nhiều “lá chắn” như tường hay đất sẽ càng giúp hạn chế nhiễm chất phóng xạ. Lý tưởng nhất là ở tầng hầm dưới lòng đất. Bạn cũng nên bịt kín các cửa thông khí, cửa ra vào, cửa sổ, điều hòa không khí, ống khói...


Giữ thực phẩm trong hộp kín hoặc trong tủ lạnh (mặc dù tủ lạnh rất khó vận hành khi thảm họa xảy ra). Mọi thực phẩm cần được rửa sạch trước khi cất vào các hộp đựng.

Nếu nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với bức xạ: Cởi quần áo, giày dép cho chúng vào túi nhựa. Dán nhãn cảnh báo và vứt chúng ra khỏi nhà. Tắm rửa kỹ dưới vòi sen.

Thời gian: Phóng xạ giảm theo thời gian, do đó tránh đi ra ngoài càng lâu càng tốt. Bụi phóng xạ phóng xạ gây ra mối đe dọa lớn nhất trong hai tuần đầu tiên. Sau đó, mức độ đe dọa sẽ chỉ còn 1% so với khi vụ nổ xảy ra.


Ngoài muối thì một chiếc đài cát-xét chạy pin sẽ rất cần thiết vì nó sẽ cung cấp những hướng dẫn để có hành động phù hợp nhất vào từng thời điểm.

Các bạn hãy cố gắng tìm hiểu nhé. Nếu có ai muốn chia sẻ hay góp ý có thể pm YH anva_coi nhé

Làm sao để sống sót thoát khỏi sóng thần?


Người dân Nhật Bản đang phải oắn mình đề chống chọi với thảm họa thiên tai kép động đất kéo theo sóng thần vô cùng dữ dội. Là một trong những quốc gia thường xuyên phải hứng chịu những trận động đất mạnh nên người dân Nhật Bản luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng, trong tư thế sẵn sàng chống đỡ với động đất. Mặc dù vậy, họ vẫn không kịp trở tay trước một trận sóng thần lên tới 10 mét kéo theo sau trận động đất mạnh 8,9 độ richte.


Thiệt hại do sóng thần là vô cùng lớn, cả về người và của.


Từ bài học của Nhật Bản và nhiều quốc gia đã từng phải hứng chịu những trận sóng thần kinh hoàng, chúng ta hãy chuẩn bị sẵn tinh thần nếu không may nằm trong “tâm sóng thần”.


1. Tìm hiểu về nguy cơ sóng thần có thể xảy ra ở nơi bạn sinh sống.

Điều quan trọng là bạn phải biết liệu nơi bạn đang sinh sống có nằm trong khu vực có nguy cơ xảy ra sóng thần hay không. Bạn có thể gặp nguy nếu:


- Nhà bạn, trường học hay nơi làm việc của bạn nằm trên một thành phố ven biển.


- Thang máy của nhà bạn, trường học hay nơi làm việc của bạn nằm ngang mực nước biển hoặc thậm chí thấp hơn mực nước biển.

- Có cảnh báo về dấu hiệu sắp xảy ra sóng thần ở nơi bạn sinh sống


- Sóng thần đã từng tấn công khu vực bạn đang sinh sống trong quá khứ.


2. Luôn chuẩn bị tư thế sẵn sàng.


Nếu khu vực bạn sinh sống nằm trong “cảnh báo đỏ”, hay chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc sơ tán với một gói hành lý an toàn.


- Sắp sẵn một “balo an toàn” gồm có thực phẩm, nước và các nhu yếu phẩm cẩn thiết như quần áo ấm, phao, chăn màn và đừng quên bộ đồ sơ cứu. Để chúng ở một nơi dễ tìm kiếm trong nhà để khi thảm họa xảy ra, các bạn có thể dễ dàng “khăn gói lên đường”.


- Sắp sẵn một “balo thoát hiểm cá nhân” cho mỗi người trong gia đình và một “balo” đại những đồ dùng chung cho cả gia đình. Và cũng đừng quên chuẩn bị đồ cho những vật nuôi thân thiết của bạn nhé.


- Lên kế hoạch sơ tán cụ thể và rõ ràng cho cả gia đình.

3. Lắng nghe những thông tin dự báo thời tiết.

Đó là điều vô cùng quan trọng để xác định sóng thần sắp ập tới hay chưa để tiến hành một cuộc sơ tán kịp thời. Hãy tự trách nhiệm với bản thân để bảo vệ chính bạn và người thân an toàn. Những cảnh báo mà bạn cần lưu tâm:

- Một trận động đất. Nếu bạn sống ở vùng biển thì hãy nhanh chóng chuẩn bị cho một cuộc sơ tán.

- Mực nước biển lên xuống nhanh chóng. Nếu bờ biển đột nhiên lùi ra xa, thì đó chính là một cảnh báo nguy hiểm báo hiệu một con sóng lớn sắp ập vào bờ.

- Hãy quan sát hành vi của động vật. Nếu thấy động vật chạy toán loạn về phía nhà dân tìm nơi ẩn nấp hoặc túm thành đàn lớn thì đó cũng là một dấu hiệu cho thấy điềm xấu về thiên tai sắp xảy ra.


5. Lắng nghe những cảnh báo từ cộng đồng và chính phủ.


Lắng nghe những thông tin chính thống, đáng tin cậy và truyền đạt chúng cho người thân, bạn bè, hàng xóm, cộng đồng, tóm lại là những người đang ở gần bạn khi đó.


6. Sẵn sàng hành động


Nếu nguy cơ cao xảy ra sóng thần tại khu vực bạn đang sống thì còn chần chừ gì nữa, hay nhanh chóng hành động. Hay thực thi Kế hoạch Sơ tán của mình. Kế hoạch sơ tán sẽ bao gồm:


- Rời xa ngay những vùng nước. Di chuyển vào đất liền và những nơi có địa thế cao ví như đồi núi. Luôn quay lưng về phía biển và tiến thằng về phía đất liền.


- Nếu bạn không kịp vào đất liền hoặc lên các vùng đất cao thì ngay lập tức hay ‘chèo thật cao”.Bạn có thể leo lên nóc của các tòa nhà hay leo lên chính mái nhà bạn.


- Còn nếu ngộ nhỡ, trên đường đi sơ tán, gặp rắc rối, bạn không thể đến những vùng đất cao trước khi sóng thần ập tới, không còn cách nào khác, bạn có thể tìm một cái cây thật cao thật khỏe để leo lên trú ngụ. Lưu ý là càng leo được cao càng tốt nhé!

7. Phản ứng thật nhanh nếu bạn gần bị “con sóng dữ” đuổi kịp.

Nếu không may bạn không kịp có những biện pháp sơ tán, thì khi sóng thần ập tới, có một số điều bạn cần làm ngay lập tức để tự cứu mình khỏi bị sóng thần cuốn trôi: Bám thật chặt vào một vật gì đó có thể nổi trên mặt nước để giúp bạn không bị dòng nước nhấn chìm. Những vật có khả năng nổi có thể là một khúc cây, ván gỗ, cánh cửa, vật dụng câu cá hay thậm chí cả mái nhà… Tóm lại là những thứ có thể cùng bạn “lênh đênh” trên dòng nước.


8. Hãy bỏ lại của cải


Hãy quên của cải đồ đạc đi nhé! Hãy cứu sống tính mạng của mình. Bạn sẽ đánh mất cuộc sống quý giá của mình nếu cố “vơ vét” những đồ có giá trị. Điều đó có thể sẽ “giết chết” bạn. Khi tai họa ập tới thì tình mạng con người phải được ưu tiên hàng đầu vì “Còn người là còn của”.


Khi ấy, thứ quan trọng nhất cần tìm là “balo an toàn” cho bạn và gia đình bạn.

9. Hãy ẩn náu ở nơi an toàn cho tới khi những cơn sóng dữ đã hoàn toàn đi qua.

Hãy ở yên vị trí an toàn cho tới khi sóng dự thật sự đã đi qua. Đừng nóng vội vì có thể sau động đất và sóng thần còn có thể xảy ra dư chấn và những đợt sóng thần khác có cường độ còn mạnh hơn gấp bội.

Sự giống nhau giữa thảm họa 1945 và 2011

- Đó là thảm hoạ tồi tệ nhất đất nước Nhật Bản kể từ Chiến tranh thế giới thứ II. Và những bức ảnh về sự tàn phá ở nơi đây sau trận động đất kèm sóng thần kinh hoàng hôm 11/3 đã cho thấy sự giống nhau đến ớn lạnh với cảnh tượng ở Hiroshima và Nagasaki cách đây 66 năm. Khi đó, hai thành phố này đã bị huỷ diệt bằng hai quả bom hạt nhân do Mỹ thả xuống. Đây chính là thảm hoạ tồi tệ nhất trong lịch sử loài người.


Khoảng 70.000 người Nhật Bản đã chết ngay lập tức khi Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima hôm 6/8/1945. 3 ngày sau đó, thêm 75.000 người thiệt mạng khi quả bom thứ hai được thả xuống thành phố Nagasaki.


Ít nhất 10.000 nạn nhân được cho là đã thiệt mạng khi những con sóng thần cao 10m với sức huỷ diệt kinh khủng đổ ập vào khu vực phía đông bắc Nhật Bản hôm 11/3. Con số này có thể còn cao hơn nữa khi còn hàng chục ngàn người mất tích.


Hàng chục thị trấn dọc bờ biển bị san phẳng giống như cách mà hai thành phố Hiroshima và Nagasaki bị xoá sổ bởi những quả bom hạt nhân.


Giống như phóng viên của Daily Mail – Alex Thompson miêu tả, dù đã kinh qua 20 cuộc chiến tranh nhưng ông vẫn chưa từng thấy sự phá huỷ nào kinh hoàng và đáng sợ như ở Minamisanriku. “Cảnh tượng ở đây gợi nhớ đến hình ảnh về thành phố Nagasaki or Hiroshima sau khi bị Mỹ đánh bom nguyên tử trong thế chiến II. Những kết cấu bê tông có thể còn tồn tại nhưng ngoài ra, còn chẳng gì khác”, phóng viên Thompson đã viết như vậy.


Trước đó, bản thân Thủ tướng Nhật Bản Naoto Khan cũng phải thừa nhận, thảm hoạ động đất, sóng thần và cả hạt nhân hiện nay ở Nhật Bản đang diễn ra theo cách nghiêm trọng nhất trong vòng 66 năm trở lại đây.


“Việc chúng ta – những người Nhật có thể vượt qua được thảm hoạ này hay không phụ thuộc vào chínhmỗi người trong chúng ta. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng chúng ta có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng tồi tệ này bằng cách đoàn kết bên nhau”.


Dưới đây là chùm ảnh cho thấy sự giống nhau đến ớn lạnh giữa ác mộng hạt nhân năm 1945 và ác mộng động đất, sóng thần năm 2011:


Đền thờ Đạo thần Nhật Bản là đại diện cho sự liên hệ về tinh thần giữa con người và đất đai. Hình ảnh trên đây là ở cổng Toril truyền thống – nơi dẫn vào Đền thờ Đạo thần Nhật Bản. Đền thờ này và khu vực xung quanh đó đã bị phá huỷ gần như hoàn toàn trong vụ đánh bom ở Hiroshima cách đây 66 năm. Chỉ còn một số cấu trúc tồn tại, trong đó có chiếc cổng Toril.













Và đây là hình ảnh ở ngôi làng Otsuchi hôm 11/3 sau trận động đất kèm theo sóng thần. Nó chẳng khác gì so với hình ảnh ở Đền thờ Đạo thần Nhật Bản cách đây 66 năm trong bức ảnh ở trên.

Một chiếc xe cứu hoả bị cháy đen trong đống đổ nát ở Hiroshima. “Cơn bão lửa” gây ra do quả bom nguyên tử đã không thể bị dập tắt.

Hình ảnh trên lại được tái diễn ở thành phố Minamisoma, Nhật Bản sau trận động đất kèm sóng thần hôm 11/3. Chiếc xe cứu hoả này đã được huy động để dập đám cháy gây ra do thảm hoạ kép nhưng chính nó lại trở thành nạn nhân.

Cả một khu vực rộng lớn ở thành phố Minamisinraku bị xoá sổ sau trận động đất. Cảnh tượng các ngôi nhà bị san phẳng giống đến mức không thể phân biệt được với quang cảnh ở Hiroshima cách đây nhiều thập kỷ.

Cuộc sống bị phá huỷ. Một người già sống sót sau ác mộng năm 1945 đang tìm kiếm trong đống đổ nát tại ngôi nhà của mình ở Hiroshima.

Và một người phụ nữ hiện đại Nhật Bản giờ cũng rơi vào tình cảnh tương tự như người già trong bức hình trên. Người phụ nữ này cũng đang bới tìm những gì còn sót lại trong ngôi nhà bị phá nát tan tành của mình ở Rikuzentakata

Toàn bộ thành phố Hiroshima bị san phẳng, chỉ còn lại hàng km dài những mảnh gỗ nát vụn, đất đã lởm chởm sau khi quả bom hạt nhân được thả xuống. 70.000 người đã chết trong thảm hoạ này.

Cơn sóng thần trong phút chốc đã cuốn phăng hầu như toàn bộ thành phố Rikuzentakata

Cách đây 66 năm, thảm hoạ hạt nhân cũng đã thổi bay toàn bộ những ngôi nhà ở Hiroshima, chẳng khác gì như ở Rikuzentakata trong bức hình trên.

Ở Minamisanriku hiện tại và Hiroshima cách đây gần 7 thập kỷ, mọi thứ cũng chẳng khác nhau là mấy. Cũng có một số thứ có thể tồn tại sau thảm hoạ hạt nhân và động đất nhưng đó chỉ là những khối bê tông. 10.000 người vẫn còn mất tích sau khi sóng thần ập vào Minamisanriku.

Trong khi đó, 70.000 người đã chết ở Hiroshima khi quả bom hạt nhân huỷ diệt được thả xuống đây.

Một gia đình hiện đại bàng hoàng khi chứng kiến những gì hiện ra trước mắt ở Minamisoma.

Cách đây 66 năm, một người đàn ông Nhật Bản ở Nagasaki cũng có tâm trạng như gia đình trong bức ảnh trên.

Một người đàn ông cô đơn bước đi giữa thành phố Minamisanriku đổ nát hoang tàn. Trước đây, thành phố này luôn sầm uất, tấp nập người ra vào.

Hiroshima đã từng là một trong những thành phố công nghiệp hoá nhất Nhật Bản trước khi bom nguyên tử được thả xuống đây. Các tướng lĩnh Mỹ đã tránh đánh bom thành phố này trước khi thả bom nguyên tử. Vì thế, người ta có thể thấy rõ nhất và đầy đủ nhất về ảnh hưởng gây ra từ quả bom hạt nhân.




Hàng nghìn chim biển chết vì sóng thần ở Mỹ

Hàng nghìn con chim biển đã bị giết khi sóng thần gây ra bởi siêu động đất ở ngoài khơi Nhật Bản hồi tuần trước làm ngập lụt Midway, một đảo san hô xa xôi ở phía tây bắc quần đảo Hawaii, Mỹ.


Một con chim hải âu Laysan bị sóng đánh dạt vào bờ trên đảo Midway.
Ít nhất 1.000 con chim hải âu Laysan sắp trưởng thành và trưởng thành đã chết, cùng hàng nghìn con chim nhỏ khác, Barry W. Stieglitz, trưởng dự án về Bảo tồn động vật hoang dã quốc gia các quần đảo Thái Bình Dương và Hawaii, cho biết.
Nhiều con đã chết đuối hoặc bị chôn vùi dưới các đống rác rưởi khi những con sóng cao tới 1,5m đổ bộ vào đảo san hô thấp khoảng 4 giờ sau trận động đất mạnh 9,0 độ richter hôm thứ 6 tuần trước.
Chim hải âu Laysan lông trắng pha đen không thuộc loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Có khoảng 1 triệu con chim hải âu Laysan sống tại Trung tâm động vật hoang dã đảo san hô Midway, cách Honolulu – thủ phủ bang Hawaii khoảng 2.000km về phía tây bắc, khiến đảo này là nơi sinh sống của nhiều chim hải âu Laysan nhất trên thế giới.
Nhưng ông Stieglitz cho hay số lượng chim chết có thể chiếm một phần đáng kể trong tổng số chim hải âu Laysan con nở trong mùa này.

Những con chim được giải cứu sau khi sóng thần đổ bộ.
Sóng thần đã tấn công 3 hòn đảo bên trong đảo san hô vòng Midway.
Đảo Spit, rộng 0,6 héc-ta, đã bị ngập hoàn toàn. Sóng thần đã tràn vào hơn 60% đảo Eastern, rộng 150 héc-ta. Những con sóng lớn cũng ập vào 20% đảo Sand, đảo lớn nhất trong 3 đảo, rộng 486 héc-ta.
Ngoài ra, các nhà sinh vật học không rõ bao nhiêu chim hải âu pêtren có thể đã chết, vì những con chim này sống trong các hang ngầm và có thể bị chôn vùi tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi sóng thần. Ông Stieglitz ước tính số lượng chim hải âu pêtren chết có thể lên tới hàng nghìn con.

Đảo san hô vòng Midway nằm trong Bắc Thái Bình Dương.
Do chim hải âu pêtren đi ăn vào ban đêm nên Stieglitz hi vọng nhiều con đã bay đi kiếm mồi khi sóng thần tấn công trước lúc bình minh.
Ông Stieglitz cho hay nhiều loài động vật hoang dã đã gia tăng mạnh về số lượng sau những thảm họa thiên nhiên như thế này. Nhưng sóng thần không giúp ích cho những loài đang đối mặt với các nguy cơ như thay đổi khí hậu và mất môi trường sống.




Những con chim bị mắc kẹt trong các đống rác rưởi.



Sóng thần đã ập vào đảo san hô Midway sau trận động đất mạnh 9,0 độ richter ở Nhật Bản.


Đọc thêm!

10 địa danh thần bí nhất quả đất


- Nhiều chuyên gia nổi tiếng cho rằng những khu vực bí ẩn trên khắp thế giới được tạo nên nhờ vào những nền văn minh sở hữu kiến thức và công nghệ tiên tiến đã bị thất lạc.
 
Nhiều người khác lại không tin rằng từng có nền văn minh nào trên trái đất lại tiến bộ đến như vậy và mọi nền kiến thức cao siêu đều được các phi hành gia cổ đại trao lại cho chúng ta. Hầu hết các nhà khoa học đều không thể đưa ra được lời giải thích thỏa đáng cho những điều bí ẩn từ thời xa xưa.
 
Dưới đây chính là 10 địa danh thần bí nhất quả đất mà chưa ai lý giải nổi:
 
1. Kim tự tháp Giza và nhân sư Sphinx (Ai Cập)
 
Mặc dù đây rõ ràng là những kim tự tháp được sử dụng để chôn cất vua chúa, nhưng cấu trúc, ngày giờ xây dựng, và biểu tượng kim tự tháp ở Giza vẫn hoàn toàn là một dấu hỏi lớn. Chính sự bí ẩn càng làm tăng phần thu hút cho kì quan cổ đại này, nhiều người thời nay vẫn xem Giza như một nơi thần thánh. Đã có rất nhiều thuyết giải thú vị được đưa ra để giải thích cho “bí ẩn kim tự tháp”. Thậm chí, những khách tham quan hoài nghi nhất cũng không thể không ngỡ ngàng trước độ tuổi, quy mô hoành tráng, và bài toán hài hòa của những kim tự tháp ở Giza.
2. Stonehenge (Anh Quốc)
 
Đây là một trong những công trình nổi tiếng nhất thế giới nằm tại khu vực Wiltshire, Anh. Stonehenge là một tượng đài được hình thành bởi nhiều tảng đá lớn xếp hình vòng tròn khổng lồ. Nhiều người cho rằng công trình này được xây dựng từ năm 2500 Trước Công Nguyên nhưng đã được khôi phục và sửa sang lại trong suốt hơn 1400 năm. Mặc dù có rất nhiều suy đoán, nhưng không ai biết mục đích chính của di tích thời tiền sử này là gì và nó vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại.
3. Đảo Phục sinh (Chile)
 
Đảo Phục sinh, hay còn được biết dưới cái tên Rapa Nui hoặc Isla de Pascua, là một hòn đảo của người Polynesia nằm ở phía Đông Nam Thái Bình Dương. Nơi đây nổi tiếng với những bức tượng dị thường được tạo ra bởi người Rapanui. Các bức tượng này, còn được gọi là Moai, là một phần trong tục thờ cúng tổ tiên của người dân của đảo này và chúng được chạm khắc từ khoảng năm 1250-1500 thời Trung Cổ. Moai nặng nhất đã bị xói mòn có trọng lượng 86 tấn, thể hiện chiến công lẫy lừng đối với người Rapanui vì họ có thể tạo ra và di chuyển được những bức tượng này. Gần một sửa số Moai còn lại vẫn ở Rano Raraku, mỏ Moai chính, nhưng hàng trăm tượng còn lại đã bị chuyển đến những bục đá quanh vành đai của đảo.
4. Baalbeck (Li-băng)
 
Baalbeck là một thành phố ở phía Đông Li-băng. Năm 331 trước Công Nguyên, khi Hi Lạp đến xâm chiếm, Baalbeck mới chỉ là một thị trấn phồn vinh. Lebanon đã trở thành thuộc địa của người Rome dưới Đế chế Augustus từ năm 16 trước Công Nguyên. Trong suốt ba thập kỉ sau đó, người Rome đã xây dựng một quần thể tượng đài gồm 3 ngôi đền, 3 sân vườn, và một bức tường rào quanh được dựng từ những tảng đá vĩ đại nhất do con người tự tạo. Một số du khách tin rằng công trình này chỉ có thể là kiệt tác từ ngoài hành tinh. Tại cổng vào phía Nam của Baalbeck là một quần thể khác, ở đây những tảng đá trong đền đều bị cắt gọt. Một khối đá khổng lồ, được xem như tảng đá lớn nhất bị “mổ xẻ”, hiện vẫn nằm nguyên vị trí từ cách đây 2000 năm trước. Nó còn có tên gọi là “Đá phụ nữ mang thai”, kích thước là 21,5m x 4,8m, x 4,2m và nặng khoảng 1.000 tấn.
5. Machu Picchu (Peru)
 
Machu Picchu là thành phố được bảo tồn nguyên vẹn nhất từ Đế chế Inca, nằm trên một quả núi có chóp nhọn ở độ cao 2.430m, thuộc Thung lũng Urubamba tại Peru, cách khoảng 70 km về phía tây bắc Cusco. Từng bị thế giới lãng quên trong suốt nhiều thế kỉ, Machu Picchu đã được tái khám phá bởi nhà khảo cổ học Mỹ Hiram Bingham vào năm 1911. Các tảng đá trong thành phố này được xếp rất khít nhau đến nỗi lưỡi dao cũng không thể lọt qua. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Machu Picchu được xây dựng từ năm 1450 thời Trung Cổ dành cho người thống trị Inca là Pachacuti.
6. Đường kẻ Nazca (Peru)
 
 
Một trong số những kiến trúc địa lý nổi tiếng nhất thế giới khác là các đường kẻ Nazca trên sa mạc Nazca ở Peru. Từ trên không nhìn xuống, có thể thấy rõ nhưng đường kẻ này tạo ra khoảng 300 hình thù khác nhau, có hình dáng của những con vật và con chim khổng lồ được khắc họa trên mặt cát sa mạc.
 
7. Tiahuanacu (Bolivia)
 
 
Tihuanacu (hay Tiwanaku) là một bí ẩn lớn cho khoa học bởi độ tuổi (được ước tính khoảng 17.000 tuổi) và công nghệ đá đặc biệt của nó. Người ta từng cho rằng Tiahuanaco là thánh điện để thờ cúng thánh thần và là điểm tập trung văn hóa, giúp lan truyền qua nhiều khu vực xung quanh. Người cổ đại đã xây dựng một kim tự tháp bằng đá được gọi là Akapana.
8. Chichen Itza (Mexico)
 
 
Chichen Itza là địa điểm khảo cổ của một thành phố cổ xưa do người Maya xây dựng. Nơi đây chứa đựng vô số những phong cách kiến trúc đa dạng như El Castillo (đền thờ của Kukulkan) và đền thờ của Warriors. Chichen Itza là một thành phố rộng lớn, được xây bởi một bộ tộc Maya là Itzaes trong thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên và phát triển như một thủ đô trong khu vực chính cho tới thế kỷ thứ 12. Nguồn gốc thực sự của người Itza vẫn còn bí ẩn.

9. Những quả cầu đá bí ẩn của Costa Rica
 

Một trong những bí ẩn lạ lùng nhất trong khảo cổ học được phát hiện ở đồng bằng sông Diquis, Costa Rica. Từ những năm 1930, hàng trăm quả cầu bằng đá được tìm thấy có đường kính từ vài cm đến hơn 2m, một số có nặng tới 16 tấn. Hầu hết trong số chúng được làm từ granodiorite - loại đá hỏa sinh cứng. Những quả cầu lớn này là tác phẩm điêu khắc bằng đá nguyên khối được thực hiện bởi bàn tay của con người.

10. Thành phố dưới nước ở Nhật Bản
 
Nằm ở bờ biển phía Nam của Yonaguni, Nhật Bản, tàn tích ngập dưới nước này được ước tính khoảng 8.000 năm tuổi. Mặc dù, một số người tin rằng nó được hình thành bởi hiện tượng địa lý nhưng cho tới nay người ta xác nhận nó là sản phẩm nhân tạo bởi nghệ thuật khắc trổ phức tạp. Nó được phát hiện vào năm 1995 bởi một thợ lặn thể thao bị lạc khỏi bờ biển Okinawa với một máy quay phim trong tay.

THÀNH VIÊN